Với tỉ lệ tật khúc xạ ở mắt ngày càng tăng cao. Ước tính ở nước ta hiện có gần 3 triệu trẻ em độ tuổi 0-15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ cần chỉnh kính. Trong đó tỉ lệ cận thị chiếm tới 2/3, chủ yếu tập trung ở đô thị. Ở các khu vực nông thôn và miền núi, tỉ lệ cận thị từ 15-20%. Việc đeo kính gây bất lợi trong cuộc sống lẫn sinh hoạt. Vì thế nhu cầu mổ mắt chữa cận thị ngày càng tăng. Tuy nhiên có nên mổ mắt chữa cận thị không vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều người.
Điều kiện nào mới cần phải mổ mắt?
Từ trước đến nay mọi người luôn có suy nghĩ chỉ cần phẫu thuật cận thị là mắt có thể sáng khỏe bình thường. Đó là suy nghĩ sai lầm.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật phổ biến và hiệu quả là sử dụng laser excimer để điều trị các tật khúc xạ ở mắt . Tùy từng tình trạng bệnh mà sẽ thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật khác nhau như lasik hoặc laser excimer bề mặt. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ tuổi nên không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật này. Nhất là những người còn ở độ tuổi học sinh thì khả năng khúc xạ còn biến động. Nên giai đoạn này vẫn tiếp tục đeo kính chứ không nên phẫu thuật ngay.
Mắt cận phải mổ khi nào?
Không phải cận thị là có thể mổ mắt ngay. Những trường hợp cận thị có nên mổ mắt không còn dựa vào những điều kiện sau:
- Bệnh nhân không mắc một số các bệnh lý chống chỉ định như: tieru đường, tim mạch, phụ nữ đang cho con bú, người mắc các bệnh viêm cấp và mãn tính khác ở mắt, người bị suy giảm miễn dịch…
- Đủ 18 tuổi trở lên, tình trạng cận ổn định (trong khoảng 6 tháng độ cận không thay đổi quá nhiều trong khoảng 0,25-0,5 đi-ốp) và cần có giác mạc đủ dày.
- Không nhất thiết phải cận nặng mới được phẫu thuật. Nếu cận nhẹ mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu trên thì bệnh nhân vẫn có thể phẫu thuật để khắc phục các tật khúc xạ ở mắt.
- Tuy nhiên những người bị cận năng trên 15-16 đi-ốp thì không nên phẫu thuật lasik. Bởi sau khi phẫu thuật một thời gian ngắn những người này có khả năng tái độ rất cao. Và khi tái độ sẽ không thể mổ thêm được nữa.
Bạn nên đi khám và tìm hiểu các phương pháp trước khi mổ mắt
Ưu và nhược điểm, của phương pháp phẫu thuật cận thị
Việc quyết định có nên phẫu thuật cận thị hay không ngoài phụ thuộc vào tình trạng mắt thì nên tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật để xác định xem phương pháp phù hợp với mình.
Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer:
– Phẫu thuật Lasik
Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng cho nhiều bệnh nhân.
+ Ưu điểm: Không đau, thị lực có thể phục hồi sau 2-5 giờ và ổn định nhanh
+ Hạn chế: Khi giác mạc quá mỏng hoặc cận thị quá nặng thì không thể thực hiện được
Phẫu thuật mắt Lasik-ảnh minh họa
– Phẫu thuật Laser bề mặt
+ Ưu điểm: Áp dụng được cho các trường hợp bệnh nhân cận ở mức độ vừa và nhẹ. Giác mạc không bị biến chứng, an toàn cho những người làm việc nặng hay có khả năng chấn thương …
+ Hạn chế: Có thể gây nên tình trạng chảy nước mắt trong 3 đến 5 ngày đầu khi lớp biểu mô chưa kịp tái tạp. Thời gian phục hồi chậm hơn so với phẫu thuật Lasik Cần phải thăm khám, nhỏ thuốc đầy đủ theo hướng dẫn để kiểm soát tính trong suốt của giác mạc.
Phẫu thuật khúc xạ nội nhãn:
Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị cận quá nặng. Một số trường hợp cần phải kết hợp phẫu thuật Laser Excimer
Ưu điểm là điều trị được tình trạng cận nặng. Nhưng lại có hạn chế là tính chính xác thấp hơn so với phẫu thuật Laser.
Cần làm gì sau khi mổ cận thị
Khi phẫu thuật cận thị tỷ lệ thành công thường đạt hơn 95%. Và để hiệu quả đạt tốt nhất chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
– Không được tắm gội hay đi trời mưa những ngày đầu sau khi mổ.
– Không lái ô tô cũng như không đi máy bay.
– Tránh làm việc nặng nhọc sau 3 tháng đầu phẫu thuật cận thị.
– 1 tháng đầu sau khi mổ tuyệt đối không đi biển.
– Trong tuần đầu tiên, người bệnh cần nhỏ thuốc nhỏ mắt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sau đó tiếp tục nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên để mắt không bị khô.
– Đeo kính bảo hộ 24/24 tuần đầu sau khi mổ và tuyệt đối không để bị chấn thương